Blast – Layer2 killer, cơ hội x100 hay chỉ là một dự án lắm chiêu trò? (Phần 2)

0
228

Ở bài viết phần 1, chúng ta đã hiểu về ý tưởng sáng tạo của Layer-2 Blast.io, trong bài viết này chúng ta sẽ đi phân tích sâu hơn về những kế hoạch có thể đang được chuẩn bị và những rủi ro có thể gây hại đến hệ sinh thái Blast khi ý tưởng được triển khai trên diện rộng. Team AiOi Research chỉ đưa ra quan điểm của nội bộ team và có thể còn rất nhiều vấn đề, cơ hội hay rủi ro chưa được nhắc đến. Vì vậy mong quý anh chị NĐT sử dụng các thông tin bài viết trên quan điểm tham khảo, tự mình chủ động DYOR và nếu có thể hãy để lại ý kiến trên các kênh Social của AiOi cho mọi người cùng biết nhé.

I. Sự kiện ra mắt rực rỡ hàng đầu lịch sử crypto

Sau 03 ngày chính thức công bố dự án, đến thời điểm bài viết này được thực hiện, Blast.io đã hút về cho mình lượng TVL lên đến gần 330 triệu $. Đây có thể là một kỉ lục mới cả về số tiền lẫn tốc độ gia tăng TVL đối với một dự án Layer-2 nói riêng hay so sánh với một dự án crypto nói chung. Nhìn vào con số thực tế, chúng ta có thể thấy sức hút của ý tưởng Blast.io lớn đến thế nào. Chiến lược công khai sẽ có airdrop và tạo ra cách tham gia để 100% có thể nhận airdrop này đã chứng minh hiệu quả, có thể chúng ta sẽ thấy nhiều dự án học theo Blast.io để triển khai các chương trình airdrop sắp tới.

Với 330 triệu $ TVL, Blast đã nhanh chóng lọt top 6 bảng xếp hạng TVL trong các Layer-2 hiện tại của Ethereum. Và có lẽ sẽ rất nhanh vượt lên, chiếm vị trí của dYdX v3 khi TVL của 2 mạng lưới đã rất gần nhau. So sánh với Base, Layer-2 được hẫu thuận bởi sàn Coinbase và đã mainnet vào 7/2023, Blast.io cũng tỏ ra trội hơn ở nhiều phương diện. Tuy nhiên với việc mạng lưới Blast còn chưa chạy testnet chính thức, chúng ta cũng cần chờ đợi thêm để xem chiến lược của Blast có thể kéo về nhiều developer kinh nghiệm và thu hút nhiều dapp nổi tiếng về hoạt động trên mạng lười của mình hay không. Nhưng với khởi đầu sáng sủa khi có thể hút về một lượng TVL lớn như vậy, Blast chắc chắn đã tạo ra sức hút nhất định không chỉ với các developer mà nhiều dự án Multichain cũng không muốn bỏ qua cơ hội này. Như một câu nói trên X của chính Blast: “dòng tiền sẽ chảy về nơi mang lại lợi nhuận tốt”, hay Việt Nam chúng ta có câu nước chảy chỗ trũng, nếu tận dụng tốt lợi thế ban đầu này thì cơ hội vươn lên của Blast là không hề ảo tưởng.

II. Những rủi ro có thể xảy ra với Blast.io và các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội trên Blast

Ngay trong ngày đầu tiên công bố smart contract cho phép user gửi tài sản vào dự án, khi kiểm tra on-chain, AiOi team thấy rằng dự án ngay lập tức gửi số ETH của user vào giao thức Lido và nhận về stETH. Số stETH này thực tế vẫn nằm trên Layer-1 ETH, chúng tôi chưa biết liệu họ sẽ triển khai việc bridge chính thức các tài sản từ L1 sang L2 của họ theo hình thức nào. Tương tự với các stablecoin của user, Blast nhanh chóng sử dụng Curve để đổi USDT, USDC sang DAI. Rồi gửi lượng DAI này vào MakerDAO để nhận lãi theo chương trình RWA mà Maker đang triển khai. Việc này được thực hiện gần như ngay lập tức sau khi tài sản của User được gửi vào Blast, họ thực sự rất quyết liệt với ý tưởng không cho phép tiền được ngủ yên mà phải hoạt động 24/7.

Việc dự án chưa có thông tin chi tiết về cách thức vẫn hành kỹ thuật đằng sau khiến chúng tôi thiếu dữ liệu để đánh giá đầy đủ các tác động có thể xảy ra khi Blast chạy mainnet. Dự án hiện công bố họ sẽ sử dụng Optimistic Rollup để triển khai Blast, như vậy là tương tự với Optimism và Arbitrum.

Một số vấn đề các L2 Optimistic hiện tại đã gặp như: thời gian rút tài sản khỏi L2, sự kém phi tập trung trong thời gian đầu vận hành khả năng cao cũng sẽ là vấn đề của Blast. Giả định rằng Blast sẽ học tập theo 2 đàn anh đi trước để chọn ra hướng đi phù hợp, có nghĩa là theo thời gian Blast sẽ xử lí được các vấn đề chung của Optimistic Rollup tương tự như OP hay ARB có thể xử lí. Những vấn đề này có thể sẽ không phải rủi ro chỉ riêng Blast mắc phải. Nhưng với cơ chế đặc biệt đó là L2 đầu tiên tạo ra yield từ tài sản nó nắm giữ, Blast sẽ có thể gặp phải nhiều vấn đề khi nó triển khai quy mô rộng.

Với việc hiện tại Blast chuyển toàn bộ ETH và Stablecoin của người dùng thành stETH và DAI, việc này gắn giá trị các tài sản trên L2 của họ trong tương lai quan hệ chặt với peg của stETH và DAI, hoặc nói rộng hơn là với sự ổn định của Lido và MakerDAO. Mặc dù peg của stETH và DAI về lý thuyết là rất an toàn, có thể chống đỡ được với các biến động lớn của thị trường crypto, tuy nhiên lý thuyết và thực tế luôn có khoảng cách. Blast.io cũng đã nói họ có kế hoạch sẽ tự triển khai tạo ra yield hoặc tìm thêm các đối tác thứ ba, việc này thậm chí có thể tăng rủi ro cho các tài sản lên một mức cao hơn, vì dù sao Lido và MakerDAO đang là 2 dự án có uy tín và sự ổn định tốt nhất trong lĩnh vực của họ.

Với việc vội vàng triển khai testnet và mainnet, và có vẻ họ đang tự build code base cho riêng họ chứ không sử dụng một SDK từ bên thứ 3 (như Base đã sử dụng OP Stake của Optimism). Rủi ro về kỹ thuật, về bảo mật cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên để đánh giá chính xác các rủi ro dạng này, chúng ta cần chờ đợi đến thời điểm mainnet chính thức của dự án. Với việc raise được 20 triệu đô vốn để xây dựng dự án cùng với thông tin về team dev dự án có uy tín và kỹ năng cao, Blast có đủ điều kiện cần để xây dựng được một L2 thực sự hiệu quả và an toàn.

Nếu anh chị đang có kế hoạch triển khai một lượng tài sản lớn lên Blast, chúng ta có thể cân nhắc hedging bằng việc short các tài sản gắn chặt với peg của Blast. Team AiOi đánh giá rằng khi Blast chính thức mainnet, sẽ có rất nhiều dự án triển khai các incentive thời gian đầu hoặc chính Blast với việc đang airdrop một lượng Point lớn cho dev cũng sẽ có cách để khiến các phần thưởng này thu hút dòng tiền. Cơ hội là rõ ràng nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn này với Blast.

III. Mối quan hệ chặt chẽ với Blur liệu có giới hạn tiềm năng của Blast?

Phần 1 bài viết chúng ta đã nhắc đến mối quan hệ chặt chẽ của Blur và Blast khi Pacman – Co-founder của Blur – cũng chính là người đang lead dự án Blast. Và Blur cũng công bố về việc họ đã hợp tác với Blast.io để triển khai phần thưởng cho vòng airdrop Season 3 của họ.

Ngoài ra Pacman cũng đã nhắc đến tầm nhìn về việc họ muốn xây dựng một Layer-2 để:

  • Giảm chi phí giao dịch cho NFT xuống khi triển khai trên một L2
  • Họ có một nền tảng để triển khai các ý tưởng về NFT một cách thoải mái hơn. Nhất là trong bối cảnh các cập nhật kỹ thuật của ETH gần đây mở ra nhiều hướng đi mới cho NFT

Vì sao chúng tôi lại nói mối quan hệ này liệu có giới hạn tiềm năng của Blast!?

Vì nếu Blast và team định vị họ chỉ là một L2 tập trung vào NFT, chắc chắn cách thức họ trao thưởng incentive, hỗ trợ các dapp, phát triển kỹ thuật sẽ rất khác với định hướng muốn xây dựng một L2 cạnh tranh sòng phẳng với các L2 đi trước. Team AiOi rất hy vọng với tầm nhìn và một khởi đầu rực rỡ, Pacman sẽ có thể lựa chọn hướng đi cân bằng cho Blast.

Nhưng bên cạnh nỗi lo, chúng ta cũng cần ghi nhận việc gắn bó chặt với Blur cũng có thể giúp Blast thu hút một lượng lớn user ở thời điểm ban đầu. Blur hiện tại đang là dự án top đầu về mảng NFT. Và nếu Blur có Blast để triển khai thêm nhiều ý tưởng, song song với việc NFT sẽ quay trở lại tạo trend trong tương lai → Blast có thể thu hút nhóm người dùng rất chịu chơi này.

IV. Tổng kết

Ý tưởng của team Blast.io rất đáng để chúng ta quan tâm, nếu anh chị đang là một holder ETH, việc tham gia Bridge một lượng ETH vào Blast để nhận Point airdrop của dự án không phải là một lựa chọn dở. Nếu dự án chạy đúng tiến độ, chỉ khoảng 3 tháng là chúng ta đã có thể rút ETH của mình về sử dụng.

Blast cũng là một dự án có thể sẽ có nhiều trend crypto mới đc đẩy trên L2 này khi nó chính thức mainnet, chúng ta có thể quay lại tìm hiểu về hst Blast vào thời điểm 02/2024 để không bỏ lỡ cơ hội.

Nếu anh chị quan tâm thêm thông tin về Blast hay các dự án crypto khác, hãy để lại câu hỏi và bình luận tại các kênh Social của AiOi nhé.